Danh Mục
Chỉ số đường huyết đóng vai trò quan trọng để xác định được lượng đường máu trong cơ thể. Từ đó, có những chẩn đoán cũng như biện pháp phù hợp để ổn định đường huyết. Cùng tìm hiểu những thông tin nên nắm rõ về chỉ số của đường huyết đối với sức khỏe của bạn nhé.

Danh mục
- 1. Chỉ số đo đường huyết là gì?
- 2. Chỉ số đường huyết thay đổi gây ra hậu quả gì?
- 3. Phân loại các chỉ số đường huyết
- 4. Những chỉ số đường huyết an toàn
- 4.1. Chỉ số bình thường
- 4.2. Chỉ số glucose chẩn đoán tiền tiểu đường
- 4.3. Chỉ số nồng độ glucose của người bị tiểu đường
- 4.4. Chỉ số nồng độ glucose của người đang mang thai
- 5. Nguyên nhân thay đổi chỉ số đường huyết
1. Chỉ số đo đường huyết là gì?
Đường (glucose) là nguồn cung cấp năng lượng chính đồng thời là nguồn nhiên liệu cần thiết cho hệ thần kinh, tổ chức não bộ và những cơ quan khác có trong cơ thể. Chỉ số đường huyết (glycemic index – GI) là giá trị đo nồng độ glucose máu. Đơn vị tính là mg/dl hoặc mmol/l. Nồng độ glucose sẽ thay đổi theo từng ngày và gắn với chế độ ăn uống sinh hoạt.
Trong máu sẽ luôn chứa lượng đường nhất định, nếu lượng đường cao thường xuyên sẽ dễ mắc bệnh tiểu đường và dễ gây những biến chứng cho cơ thể, nhất là thận….
2. Chỉ số đường huyết thay đổi gây ra hậu quả gì?
Đường huyết nếu như bị hạ thấp dưới 60 mg/dL, người bệnh sẽ dễ bị hôn mê, có thể gây tình trạng tử vong nếu không được phát hiện và hỗ trợ kịp thời.

Đường huyết nếu như bị tăng cao > 180mg/dL, dễ dàng gây ra những biến chứng nguy hiểm ở tim, thận, mắt, mạch máu, thần kinh, não… Đường huyết biến động nhiều, lúc thấp, lúc cao quá cũng dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến nhiều sinh hoạt trong cuộc sống.
Đường huyết nếu như tăng quá cao cũng dễ dàng gây ra những biến chứng cấp như hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, hôn mê nhiễm toan ceton,…
3. Phân loại các chỉ số đường huyết
Ở những thời điểm khác nhau trong ngày thì chỉ số của đường huyết trong cơ thể là khác nhau. Để thống nhất, người ta dùng 4 xét nghiệm sau đây để xác định chỉ số:

Xét nghiệm ngẫu nhiên: máu được lấy trong bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Xét nghiệm khi đói: máu sẽ lấy sau khi ăn ít nhất 8h.
Xét nghiệm qua dung nạp glucose: phải uống 75g glucose, sau đó tiến hành lấy mẫu máu sau 2h, 4h, 6h, 8h…
Xét nghiệm HbA1c: giúp phản ánh nồng độ đường huyết trong vòng 2-3 tháng , cho kết quả đúng đắn nhất.
4. Những chỉ số đường huyết an toàn
4.1. Chỉ số bình thường

Đường huyết an toàn khoảng 70-99 mg/dL (3.9 – 5.55 mmol/L).
Khi hoạt động bình thường, lượng đường ở khoảng 82-110mg/dL (4,4 – 6,1 mmol/L).
Đường huyết sau khi đã ăn khoảng 2h: đường huyết tăng tạm thời, có thể lên đến 7,8 mmol/L (140 mg/dL)
4.2. Chỉ số glucose chẩn đoán tiền tiểu đường
Xét nghiệm đường huyết khi bụng đang đói: 100 – 125 mg/dL (5.6-6.9 mmol/L).
Nghiệm pháp dung nạp glucose: 140 – 199 mg/dL (7,8 – 11,0 mmol/L).
Chỉ số HbA1c: khoảng 5,7 – 6,4%.
4.3. Chỉ số nồng độ glucose của người bị tiểu đường
Khi bị bệnh đường, chỉ số glucose sẽ như sau:
Chỉ số glucose sau ăn: < 9mmol/L (162 mg/dl) cho tiểu đường loại 1 và <8,5 mmol (153mg/dl) cho tiểu đường loại 2.
Xét nghiệm glucose hai lần liên tiếp: >=126 mg/dL (7 mmol/L)
Đường huyết ngẫu nhiên: >=200 mg/dL (11.1 mmol/L)
Đường huyết trước khi ăn: 4 – 7 mmol(72 mg/dL – 128 mg/dl) cho tiểu đường loại 1 và loại 2.
Nghiệm pháp dung nạp glucose sau 2h: <=200 mg/dL (11.1mmol/L).
Xét nghiệm HbA1c: >= 6,5%.
4.4. Chỉ số nồng độ glucose của người đang mang thai

Đường huyết bình thường của phụ nữ mang thai nằm trong các vùng sau đây:
– Đường huyết sau khi ăn 1 giờ: 108.9 mg/dL ± 12.9 (6.05mmol/L ± 0.72).
– Đường huyết sau khi ăn 2 giờ: 99.3 mg/dL ± 10.2 (5.52mmol/L ± .57).
– Đường huyết khi đói: 70,9 mg/dL ± 7,8 (3,94 mmol/L ± 0,43).
5. Nguyên nhân thay đổi chỉ số đường huyết
Có nhiều nguyên nhân khiến cho chỉ số này thay đổi, chủ yếu liên quan đến thói quen ăn uống, sinh hoạt:

Chế độ ăn uống: Chỉ số đường huyết sẽ bị thay đổi khi bận thức ăn, giờ ăn, số lượng thức ăn. Cũng hãy quan tâm đến chỉ mức đường thực phẩm nên thấp hơn 70 là an toàn nhất. Tâm lý bất ổn, stress, bệnh lý kéo dài: Đây là những lý do khiến đường trong máu bị đẩy lên cao quá ngưỡng an toàn.
Chế độ tập luyện: Nếu cơ thể hoạt động quá sức sẽ làm ảnh hưởng đến cơ. Vận động mạnh khiến mất nhiều năng lượng và nếu tăng quá cao sẽ làm hạ đường huyết. Người bệnh mắc những bệnh lý như: Cảm cúm, viêm phổi, đau dạ dày, tiêu chảy…
Uống nhiều rượu bia: Bia rượu là một trong những nguyên nhân khiến đường huyết bị tăng nhanh chóng. Sử dụng một số sản phẩm/ viên uống khi bị bệnh cũng là nguyên nhân làm thay đổi chỉ số của đường huyết của cơ thể.
Ngoài ra, việc ít vận động cũng là nguyên nhân gây ra những tác động không tốt lên đường huyết. Trên đây là thông tin cơ bản về chỉ số đường huyết và nguyên nhân thay đổi đường huyết trong cơ thể. Hy vọng sẽ giúp bạn điều chỉnh lối sống và duy trì chỉ số của đường huyết cách tốt nhất.
Nếu bạn đang quan tâm tới sản phẩm Dân Khang hoặc đang gặp vấn đề về bệnh tiểu dường thì có thể liên hệ số Hotline: 1900 7061 hoặc bạn có thể điền Form đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ ở phía dưới để nhận sự tư vấn từ các Dược sĩ của Dân Khang.