Danh Mục
Bệnh tiểu đường ngày càng trở nên phổ biến hơn khi không chỉ mắc phải bởi người lớn tuổi mà còn gặp phải ở những người trẻ, thậm chí là trẻ em. Tuy không gây quá nhiều nguy hiểm cho người mắc, nhưng nếu không được phát hiện kịp thời thì nguy cơ gặp phải các biến chứng tiểu đường là rất cao.
Vì vậy, mọi người không được chủ quan mà phải thường xuyên đi khám tổng quát để phát hiện sớm căn bệnh. Tuy nhiên, tiểu đường xét nghiệm những gì và làm thế nào để phát hiện căn bệnh. Vậy thì hãy để bài viết ngày hôm nay giải đáp cho bạn nhé!

Danh mục
- Bệnh tiểu đường xét nghiệm những gì?
- 1. Xét nghiệm lượng đường trong nước tiểu
- 2. Định lượng glucose máu ngẫu nhiên
- 3. Định lượng glucose máu khi đói
- 4. Xét nghiệm glucose máu sau ăn 2h
- 5. Nghiệm pháp tăng glucose máu bằng đường ống
- 6. Nghiệm pháp tăng glucose bằng đường tiêm tĩnh mạch
- 7. Đường Huyết Vương
- Lời kết
Bệnh tiểu đường xét nghiệm những gì?
1. Xét nghiệm lượng đường trong nước tiểu

Glucose thông thường sẽ được tái hấp thu hết vào ống thận. Ngưỡng glucose thông thường trong thận nằm ở khoảng từ 8,9 – 10 mmol/L. Khi đường huyết tăng cao, thận sẽ không có khả năng hấp thụ lượng đường này và tích trữ ở trong nước tiểu.
Hiện nay, xét nghiệm lượng glucose trong nước tiểu được thực hiện dưới 2 cách:
- Định tính bằng thuốc thử Fehling.
- Định lượng bằng máy xét nghiệm nước tiểu.
Sau khi được lấy nước tiểu, nhân viên y tế sẽ test với thanh thử tạo màu và độ đậm nhạt của thanh thử sẽ tương ứng với nồng độ glucose trong cơ thể, sau đó sẽ được đo lại bằng máy để chắc chắn kết quả.
2. Định lượng glucose máu ngẫu nhiên
Ngoài ra, theo khuyến nghị của WHO, việc xét nghiệm đường huyết tại một thời điểm bất kỳ, kể cả bệnh nhân ăn hay chưa ăn, mà cho ra đường huyết ≥ 11,1 mmol/L thì có thể kết luận là bệnh nhân đã mắc bệnh đái tháo đường.

Tuy nhiên, nếu lượng đường trong máu < 7,8 mmol/L thì cần xét nghiệm thêm nữa để cho ra kết quả chuẩn xác nhất.
3. Định lượng glucose máu khi đói
Đây là loại xét nghiệm phổ biến nhất và hay được các bác sĩ sử dụng để chẩn đoán xem bệnh nhân có mắc căn bệnh tiểu đường hay không. Khi cơ thể đang đói, glucose huyết tương của người không mắc bệnh sẽ nằm trong khoảng từ 4,4 – 5,0 mmol/L.

Nhưng nếu sau khi xét nghiệm 2 lần liên tiếp và liền kề nhau mà cho ra kết quả ≥ 7,0 mmol/L thì bệnh nhân sẽ được chẩn đoán là bị tiểu đường. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đường huyết trong huyết tương cao hơn từ 10 -15% so với máu toàn phần.
4. Xét nghiệm glucose máu sau ăn 2h
Đây là một xét nghiệm khá đơn giản được thực hiện bằng cách xét nghiệm máu của bệnh nhân sau khi ăn 2 giờ. Bữa ăn của bệnh nhân được chỉ định bao gồm 100g Carbohydrate và một số dưỡng chất cần thiết khác.

Sau khi xét nghiệm, nếu nồng độ glucose trong máu ≥ 11,1 mmol/L thì bệnh nhân sẽ được chẩn đoán là đã mắc bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, hiện nay cách xét nghiệm này khá ít được sử dụng dù rất dễ thực hiện.
Nguyên nhân chủ yếu nằm ở chỗ rất khó để kiểm soát bữa ăn của bệnh nhân, cũng như khả năng hấp thụ thức ăn của mỗi người sẽ khác nhau.
5. Nghiệm pháp tăng glucose máu bằng đường ống
Phương pháp này đa phần được dùng cho những bệnh nhân có nồng độ máu trong khoảng 6,4 – 7,0 mmol/L nhằm xác định chính xác người này có mắc bệnh đái tháo đường hay không. Cách thực hiện như sau:
- Lấy mẫu máu khi đói để xét nghiệm.
- Sau đó, cho bệnh nhân uống tầm 75g glucose trong thời gian 5 phút.
- Lấy mẫu máu sau khi uống glucose tại 4 thời điểm: 30, 60, 90 và 120 phút.

Khi kết quả xét nghiệm cho ra nồng độ glucose ≥ 11,1 mmol/L thì bệnh nhân đã mắc bệnh đái tháo đường. Lưu ý, để có kết quả tốt nhất bệnh nhân nên nhịn ăn trước 8 – 10h trước khi làm xét nghiệm.
6. Nghiệm pháp tăng glucose bằng đường tiêm tĩnh mạch
Đây là liệu pháp cuối cùng và cũng ít được dùng nhất, do có thể gây đau và sợ hãi cho bệnh nhân. Cách xét nghiệm này được chỉ định sử dụng cho những bệnh nhân có khả năng hấp thụ glucose kém hoặc gần như không hấp thụ được.

Người bệnh sẽ được tiêm glucose vào tĩnh mạch với liều lượng 0,5g/kg thể trọng. Sau đó, nhân viên y tế sẽ lấy mẫu máu để xét nghiệm cứ 10 phút/lần trong vòng 1 tiếng.
7. Đường Huyết Vương

Sản phẩm chức năng hỗ trợ cho người bệnh đái tháo đường Đường Huyết Vương là giải pháp tối ưu cho mọi người bệnh. Với dây chuyền sản xuất hiện đại và khép kín, Đường Huyết Vương cam kết đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm an toàn và lành tính.
Ngoài ra, với các loại thảo dược quý như Cao Dây thìa canh và Cao giảo cổ lam, sản phẩm có khả năng hỗ trợ việc giảm béo, cân bằng lượng đường trong máu và ngăn ngừa các biến chứng của căn bệnh tiểu đường.
Lời kết
Căn bệnh tiểu đường nếu không được phát hiện kịp thời sẽ rất dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, mọi người ở mọi độ tuổi, dù có triệu chứng hay không cũng cần thường xuyên xét nghiệm tiểu đường để kịp thời ngăn chặn và có những biện pháp làm thuyên giảm căn bệnh.
Những thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo, để biết rõ hơn bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để biết thêm thông tin chi tiết.
Nếu bạn đang quan tâm tới sản phẩm Dân Khang hoặc đang gặp vấn đề về bệnh tiểu dường thì có thể liên hệ số Hotline: 1900 7061 hoặc bạn có thể điền Form đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ ở phía dưới để nhận sự tư vấn từ các Dược sĩ của Dân Khang.